Người phụ nữ 62 tuổi này tên là Deryl McKissack – chủ tịch và giám đốc điều hành của McKissack & McKissack, công ty thiết kế và quản lý xây dựng có trụ sở tại Washington DC. Đây là công ty đứng sau việc xây dựng và sửa chữa nhiều công trình nổi tiếng tại Mỹ như: Bảo tàng Lịch sử và Văn hóa người Mỹ gốc Phi Smithsonian hay Đài tưởng niệm Abraham Lincoln và Thomas Jefferson.
Deryl McKissack – Chủ tịch và CEO của công ty xây dựng McKissack & McKissack. Ảnh: Internet.
Di sản của công ty McKissack & McKissack bắt nguồn từ bố của Deryl McKissack, ông Moses. Ông này là một thợ làm gạch lành nghề đến Mỹ làm nô lệ vào năm 1790. Kỹ năng của ông được trau dồi và truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác, thúc đẩy 2 người chái trai tạo ra 1 công ty xây dựng ở Tennessee. Hiện, công ty này vẫn thuộc sở hữu của gia đình, hiện có trụ sở tại New York và do chị gái sinh đôi của McKissack là Cheryl điều hành.
“Cha tôi luôn đưa chúng tôi đến nơi làm việc, đưa chúng tôi đến văn phòng. Chúng tôi đã bàn luận về vấn đề đó quanh bàn. Nó luôn là một phần không thể thiếu trong gia đình chúng tôi.” – McKissack nói.
Được thúc đẩy bởi mong muốn tự mình thành lập và gặp gỡ nhiều CEO nữ người da màu hơn trong ngành xây dựng, McKissack đã rút 1.000 đô la (khoảng 25 triệu đồng) từ tài khoản tiết kiệm của mình và thành lập công ty vào năm 1990. Đến nay, công ty này mang về từ 25 triệu đến 30 triệu đô la mỗi năm (khoảng 623 – 748 tỷ đồng). Theo các tài liệu của CNBC Make It, công ty của McKissack cũng đang quản lý các dự án trị giá 15 tỷ USD với các văn phòng ở Chicago, Dallas, Los Angeles và Baltimore.
“Tôi nhớ ở trường đại học, có lẽ có ba người phụ nữ trong lớp của tôi và chị gái song sinh của tôi là một trong số đó. Vì vậy, rất hiếm khi có phụ nữ tham gia vào ngành này, nhưng chúng tôi rất xuất sắc” – McKissack chia sẻ.
Chị em nhà McKissack bao gồm Andrea, Cheryl và Deryl cùng cha của họ, William DeBerry. Ảnh: CNBC
Có đam mê và không ngừng nỗ lực
Trước đó, McKissack đã từ bỏ công việc kỹ sư với mức lương sáu con số để thành lập công ty của riêng mình. Cô cũng nhanh chóng nhận ra rằng ngay cả khi có bằng kỹ sư dân dụng của Đại học Howard và kinh nghiệm làm việc liên quan, việc thu hút khách hàng vẫn là một điều khó khăn.
McKissack mang theo một chiếc máy chiếu cũ đi khắp nơi, cô trình chiếu những slide công việc đã làm được cho các thành viên trong gia đình để giúp “bán được sản phẩm của mình”. Cô đăng một quảng cáo việc làm trên tờ Washington Post và thuê một nhân viên.
McKissack bộc bạch: “Đó là việc chỉ cần chạm và làm vì tôi không có ngân hàng nào tin tưởng vào mình”. Tôi phải mất 5 năm mới nhận được hạn mức tín dụng 10.000 USD (khoảng 249 triệu đồng) đầu tiên. Có lẽ tôi đã đến 11 ngân hàng và họ nói với tôi rằng ‘không’ … Thế nhưng, bên trong tôi có niềm đam mê cháy bỏng đến mức tôi phải làm điều này và nó sẽ thành công.’’
Cô đã tận dụng những mối quan hệ của bản thân để kiếm về dự án đầu tiên cho công ty là thiết kế nội thất cho trường học cũ. McKissack nhân viên duy nhất của công ty đã tự làm tất cả công việc, thậm chí, cô phải làm việc đến 80 giờ mỗi tuần.
Kết quả chô nỗ lực của người phụ nữ này là thành công liên tục đến. McKissack đã xây dựng một danh mục công việc để giới thiệu cho các khách hàng tiềm năng. Cô nộp đơn xin việc với tư cách là một nhà thầu liên bang, tham gia vào các dự án xây dựng tại Nhà Trắng, tòa nhà Kho bạc Hoa Kỳ và nhiều dự án lớn hơn.
Bảo tàng Lịch sử và Văn hóa người Mỹ gốc Phi Smithsonian – một trong những dự án nổi bật do công ty McKissack & McKissack thực hiện. Ảnh: Internet
Trong năm đầu kinh doanh, McKissack cho biết chỉ trả cho bản thân 7.200 USD (khoảng 179 triệu đồng)/ năm. Năm thứ 2, cô nhận mức lương 18.000 USD (khoảng 449 triệu đồng). Sau khoảng 10 làm việc, McKissack cuối cùng đã có thể trả cho bản thân mức lương 100.000 USD (khoảng 2,4 tỷ đồng). Cô cũng ưu tiên trả lương cho nhân viên hơn chính mình.
McKissack nói: “Tôi vô cùng tự hào về vị thế của chúng tôi và những dự án chúng tôi đã thực hiện… tác động mà chúng tôi đã tạo ra đối với cuộc sống của mọi người”.
Luôn ủng hộ phụ nữ da màu lập nghiệp
Theo báo cáo năm 2023 của công ty nghiên cứu thị trường Oxford Economics, ngành xây dựng toàn cầu dự kiến trị giá 13,9 nghìn tỷ USD vào năm 2037. Tuy nhiên, phụ nữ vẫn chỉ chiếm 1,4% số CEO xây dựng trên toàn thế giới và phụ nữ da màu chỉ chiếm một phần nhỏ trong số đó. Mặc dù có cùng tên công ty, McKissack và chị gái cô điều hành các công việc kinh doanh riêng biệt, nhưng họ vẫn hợp tác trong một số dự án và thường trao đổi với nhau.
McKissack nói: Một hệ thống hỗ trợ lành mạnh là rất hiếm đối với hầu hết các giám đốc điều hành xây dựng là phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ da màu, phần lớn là do rất ít hệ thống đó tồn tại. Năm ngoái, McKissack thành lập AEC Unites , một tổ chức phi lợi nhuận cung cấp cơ hội nghề nghiệp cho những phụ nữ da màu trong ngành kiến trúc, kỹ thuật và xây dựng.
“Tôi chưa thực sự thành công cho đến khi có nhiều người da đen và nhiều phụ nữ hơn làm được điều đó. Một khi có thêm những người giống tôi tham gia vào ngành xây dựng, kiến trúc và họ thống trị các lĩnh vực của ngành này, thì tôi có thể ngồi quay lại và nói: Chúng ta đã làm được rồi.’”
Đồng thời, McKissack hy vọng một trong số họ sẽ là con gái cô – một sinh viên kỹ thuật sinh học tại Đại học New York, người có thể trở thành thế hệ thứ sáu của McKissack trong ngành xây dựng: “Tôi luôn nói với con gái rằng mọi con đường đều dẫn đến McKissack. Và tôi không quan tâm làm thế nào con bé đến được đó.”
Theo Nhịp sống thị trường